Quy trình phơi cà phê. 3 Phương pháp làm khô hạt cà phê.

Quy trình phơi cà phê. 3 Phương pháp làm khô hạt cà phê thủ công được bà con trước kia đa phần làm khô theo hai cách chính. 

  • Một là phơi dưới ánh nắng mặt trời trên luống cao hoặc sân phơi. 
  • Hai là sử dụng máy sấy cà phê cơ chuyên dụng. Bằng một trong hai cách này, độ ẩm của hạt cà phê từ xấp xỉ 60% sẽ còn lại 10-12%.

Hiện nay đa phần bà con trồng cà phê Việt nam đều thụ động tại khâu phơi sấy, một số có đầu tư cho sân phơi nhưng lại phụ thuộc vào thời tiết. Với những vùng trồng cà phê chè là chế biến theo quy trình ướt (wet processing), còn đại đa số là đi theo quy trình chế biến khô (dry processing).

Quy trình phơi cà phê. 3 Phương pháp làm khô hạt cà phê.

1.Quy trình phơi cà phê dưới ánh nắng mặt trời.

Quy trình phơi cà phê.
Quy trình phơi cà phê dưới ánh nắng.

Phương pháp phơi cafe trên sân bãi là phương pháp dễ làm, được nhiều người sử dụng trước đây. Chính các nông trường lớn đến giờ vẫn dùng cách này.

Ưu điểm:

  • Không phải tốn công xay tươi, đơn giản và dễ làm.
  • Khả năng rút nước tốt, ít bị đen khi so với xay dập rồi mới phơi.

Nhược điểm:

  • Nhiều nhân công, tốn thời gian, tốn công bảo vệ trong quá trình phơi.
  • Gặp mưa thì phải thu gom lại, nếu gặp trời mưa thì cafe ít bị đen rất tốn công và nhọc sức.
  • Giá cao thì hạt cà chưa kịp khô để bán, mà khi khô thì giá lại hạ xuống.

2. Quy trình phơi cà phê xay dập ra phơi khô.

Được bà con nông dân cải tiến sử dụng máy xát dập. Cà phê được cho vào máy xát dập rồi mới mang đi phơi khô, sản phẩm vừa vỏ lẫn nhân với nhau.

Ưu điểm:

  • Chỉ 3 nắng là đạt yêu cầu, dẫn đến thời gian phơi nhanh. Nên khắc phục được những nhược điểm của phơi nguyên quả.

Nhược điểm:

  • Yêu cầu phải trời nắng sau khi xay dập cafe ra, khi trời mù hoặc âm u thì sẽ bị lên mốc rất nhanh.
  • Phơi trên đất thì màu cà sẽ hay bị nhiễm màu đất, không đẹp. Cần diện tích sân phơi rộng, mặt sân khô thoáng, để màu hạt cà phê đẹp và độ khô đồng đều.
  • Nguy mất trộm thất thoát và nước mưa đẩy trôi tại những vùng dốc.

3. Quy trình phơi cà phê sấy nguyên quả cafe.

Áp dụng phương pháp dùng lò sấy chuyên dung sấy nguyên quả chính là khắc phục những nhược điểm và phát huy ưu điểm của cả hai phương pháp nêu trên. Thời gian sấy nhanh, chỉ từ 14 – 20 tiếng, sử dụng nguyên liệu đốt chính là than đá hoặc vỏ cafe khô xay ra.

Ưu điểm:

  • Làm khô được không chỉ hạt mà còn là lúa, tiêu… và các mặt hàng nông sản khác.
  • Chất lượng sấy khô cafe rất đồng đều, đạt độ ẩm và màu sắc.
  • Tận dụng phần vỏ làm nguyên liệu đốt và các nguyên liệu đốt cũng dễ tìm.

Nhược điểm:

  • Chịu khó đảo cafe bằng tay, khoảng 2-3 giờ đồng hồ phải đảo một lần.
  • Chi phí đầu tư ban đầu cao rơi vào khoảng 30 triệu.
  • Cần sự tư vấn và hộ trợ rất nhiều từ bên bán.

Kết bài.

Làm ra được cà phê chưa bao giờ là ngừng tập trung vào chất lượng. Từ bước trồng đến thu hoạch, và sơ chế đến phơi khô. Về dài hạn, lò sấy cà phê cho phép người sản xuất đồng đều chất lượng cà phê và tiếp tục đảm bảo mối quan hệ với những người mua như đại lí, hay nhà cung cấp yêu cầu chất lượng, nhất quán.

Cảm ơn bạn đã đọc quy trình phơi cà phê. 3 Phương pháp làm khô hạt cà phê phổ biến và thông dụng nhất. Nếu thích thú về chủ đề này thì mời bạn ghé vào bài viết tiếp theo.

Bài viết quy trình phơi cà phê. 3 Phương pháp làm khô hạt cà phê. Ở phần sau sẽ là chia sẻ kinh nghiệm thực chiến để có một mẻ cà nhân đạt chuẩn. Ở phần sau sẽ là chia sẻ kinh nghiệm thực chiến để có một mẻ cà nhân đạt chuẩn.

Visited 28 times, 1 visit(s) today

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *