Tóm tắt Tỷ phú bán giày Tony Hsieh.

tỷ phú bán giày

Tỷ phú bán giày Tony Hsieh là tâm sự của tác giả về hạnh phúc, thành công qua chính những thăng trầm cuộc sống của Tỷ phú bán giày Tony Hsieh. tác giả.

Những bài học kinh doanh khác nhau mà ông đã học được trong cuộc đời, từ một quầy bán nước chanh và shop bán pizza cho tới LinkExchange, Zappos …

Cùng mình tóm tắt Tỷ phú bán giày Tony Hsieh nhé.

Về Tỷ phú bán giày Tony Hsieh.

Là nhà sáng lập Link Exchange, CEO của Công ty Zappos rất thành công, cảm hứng cho nhiều thế hệ trẻ sau này.

Nội dung chính Tỷ phú bán giày Tony Hsieh.

Tony Hsieh kể lại chính những đau đớn khi khởi nghiệp, những bài học thành công và thất bại. Suy nghĩ và trăn trở về sứ mệnh trong cuộc sống và trong kinh doanh. 

Tỷ phú bán giày Tony Shieh

Tony Hsieh.

Tuổi thơ của Tỷ phú bán giày Tony Hsieh.

Trang trại giun đất.

Ở Bắc Sonoma, nơi có nhà cung cấp giun đất nổi tiếng cả nước và tôi mơ ước trở thành đối thủ cạnh tranh của họ. Bố mẹ tôi tài trợ một hộp giun đất khoảng 100 con giá hơn 30 đô la.

Hằng ngày tôi lấy lòng đỏ trứng gà vùi xuống hộp giun để chúng có thể sinh con thật nhiều. Đó là tôi học theo các vận động viên chuyên nghiệp thường ăn trứng gà sống để tăng cường sinh lực. Sau 30 ngày tôi kiểm tra và tá hỏa tuyệt nhiên chẳng có một con giun mẹ giun con nào cả. Ước mơ làm giàu từ giun của tôi đã vỡ tan, tôi rất buồn.

Trung học của Tỷ phú bán giày Tony Hsieh.

Sau đó, tôi quyết định tự làm bản tin mỗi bản 5 đô la cho mõi bản. Chỉ bán được 4 bản, tôi phải tìm bán thêm 4 trang quảng cáo nữa tăng thu nhập. Không lâu sau ra mắt bản số 2. Bạn bè tôi đã hết tiền mua và tôi chỉ bán được 2 bản, tôi chấm hết cho ý định kinh doanh này.

Khi đọc tạp chí Boy’s life, tôi phát hiện dụng cụ làm khuy áo với giá 50 đô la, có thể biến một tấm hình hoặc mẫu giấy thành khuy áo sơ mi, mỗi chiếc khuy giá 25 xu.

Tôi quảng cáo qua hình thức đặt hàng và giao hàng qua thư mà không cần gặp mặt trực tiếp. Tôi đã thành công. Hằng tháng tôi thu nhập khá ổn định. Khi tốt nghiệp cấp 2, tôi quyết định nhường công việc này cho cậu em Andy.

Đại học.

Vào đại học Harvard, tôi thường xuyên trốn học và ngủ nướng. Hai tuần trước khi kiểm tra cuối kỳ, giáo sư phát đề cương để sinh viên nghiên cứu. Cái khó ló cái khôn, tôi gửi tin nhắn đến tất cả các bạn sinh viên, tổ chức một cuộc tham gia nghiên cứu. Tôi tập hợp các bài viết, photo, đóng thành tập, bán với giá 20 đô la mỗi tập.

Chẳng cần phải học bất cứ cuốn sách nào, cũng không tự viết, tôi đã có các bài nghiên cứu đầy đủ, mà lại kiếm được tiền. Tôi đã hoàn thành tốt bài thi cuối kỳ. Tôi đã khám phá ra sức mạnh của đám đông. 

Thành phố ra chỉ thị cấm mở các quán ăn nhanh gần trường học, nắm bắt điều này, tôi và Sanjay đi tàu điện đến cửa hàng Mc Donald’s mua bánh hamburger và bánh ngọt về ký túc xá bán.

Tôi đầu tư 2.000 đô la và doanh số của tôi ngày càng tăng. Alfred là khách hàng số một, vài tiếng mà ăn 2 chiếc bánh như vậy là vô lý. Thời gian sau, chúng tôi phát hiện ra rằng Alfred mua bánh pizza rồi cắt thành từng miếng bán cho các bạn cùng phòng, rất có lãi. Tính ra, Alfred đã kiếm lãi gấp nhiều lần so với chúng tôi, mà lại ít tốn công hơn.

Tỷ phú bán giày Tony Hsieh làm thuê.

Chúng tôi quyết định mở công ty IMS, thiết kế trang web cho các công ty.  

Khách hàng lớn đầu tiên là Hillsdale chịu trả 2.000 đô la để thực hiện trang web của họ. Chúng tôi thực sự đã làm được! Việc quyết định rời công ty Oracle là việc đúng. Không hẳn chỉ vì tiền, tôi muốn được điều hành công ty kinh doanh của riêng mình tự làm chủ bản thân.

Khoảng lâu sau, chúng tôi nhận thấy không thực sự đam mê công việc thiết kế trang web. Ngày cuối tuần, trong tâm trạng buồn chán, chúng tôi đánh liều thử nghiệm ý tưởng Internet Link Exchange là trao đổi liên kết trên internet, sau này đổi tên là Link Exchange.

Suốt 17 tháng sau, chúng tôi không ngừng tuyển thêm nhân viên. Thật sai lầm khi tuyển dụng người vào công ty, nền văn hóa công ty dần dần bị hủy hoại, mọi thứ không còn thú vị như trước nữa. 

Microsoft ra giá 265 triệu đô la để mua Link Exchange. Một tâm trạng ngậm ngùi pha lẫn thư thái lạ kỳ mà khó diển tả.

Mô hình của Zappos.

Ngành công nghiệp giày dép mỗi năm mang lại cho nước Mỹ 40 tỷ  đô la, doanh số bán hàng trên mạng chiếm 2 tỷ đô la. Chúng tôi đồng ý đầu tư cho shoesite.com đổi tên trang web là Zappos.  

Mô hình Zappos sẽ nhận đơn hàng từ khách hàng trên mạng, chuyển tới nhà sản xuất để họ trực tiếp chuyển sản phẩm đến khách hàng. Và đây là canh bạc lớn. Ý tưởng kinh doanh thực sự ở đây là tạo lập mối quan hệ đối tác với vô vàn thương hiệu, cung cấp cho Zappos danh mục giới thiệu sản phẩm của họ.

Cuối năm đó, tôi bắt đầu làm việc toàn thời gian ở Zappos.

Phần II: Ý nghĩa khi là Tỷ phú bán giày Tony Hsieh.

Trở thành Tỷ phú bán giày. 

Chúng tôi kê thêm giường ở các phòng của tòa nhà để tiết kiệm tiền thuê nhà cho nhân viên. Vận động nhân viên tương thân tương ái, hăng say chăm chỉ làm việc để vượt qua giai đoạn khó khăn. Chúng tôi gắn kết với nhau bởi mục tiêu giữ cho công ty khỏi phá sản. 

Cần thay đổi mô hình kinh doanh để cứu công ty. Tỷ phú bán giày Tony Hsieh quyết định thêm dịch vụ chăm sóc khách hàng trở thành mục tiêu chính của công ty.  

Chúng tôi thanh lý hợp đồng với Elogistics, thuê một nhà kho mới ở Kentucky và phải chuyển toàn bộ sản phẩm đi một lần nữa. Rất buồn nơi đây đã cho tôi biết bao kinh nghiệm và ký ức tuyệt đẹp về mọi người. 

Chiến lược kết hợp dự trữ sản phẩm với chuyển trực tiếp sản phẩm cho khách hàng. Năm 2003 với tổng doanh 70 triệu đô la, vượt kế hoạch. Tháng sau, chúng tôi quyết định đóng cửa trụ sở và chuyển toàn bộ văn phòng từ San Francisco tới Las Vegas. 

Văn hóa công ty của Tỷ phú bán giày Tony Hsieh.

Văn hóa công ty trở thành ưu tiên số một. Yêu cầu tất cả nhân viên viết ra ý nghĩa về Zappos đối với họ, tập hợp các ý tưởng thành sổ tay văn hóa. Hằng năm, chúng tôi đều tái bản và tặng cho nhân viên, nhà cung cấp và khách hàng tiềm năng.

Nét nổi bật của văn hóa Zappos là dịch vụ chăm sóc khách hàng. Ngày nay, người ta xem “truyền thông xã hội” và “marketing tổng hợp” là biện pháp gây chú ý.

Vậy, văn hóa chính là thương hiệu của bạn. 

Zappos và hành trình hoàn thiện. 

Từ những phản hồi “Zappos sáng suốt” và “chương trình phát ngôn trực tiếp của Zappos”. Chúng tôi nhận ra mình đang ở một vị thế tuyệt vời. 

Hội đồng quản trị muốn chúng tôi chỉ chú trọng vào kết quả tài chính. Từ chối yêu cầu của họ sẽ khiến tôi có nguy cơ bị sa thải. Mà Alfred, Fred và tôi thì không muốn bán công ty. Tôi nhận ra mình đang học lại bài học đã từng rút ra từ Link Exchange

Lời kết của Tỷ phú bán giày Tony Hsieh.

Tôi muốn bạn hãy trả lời câu hỏi tiếp theo: “Tại sao?”, rồi bạn cứ tiếp tục hỏi “Tại sao?”.

Niềm hạnh phúc của khách hàng khi nhận được món hàng rất vừa ý, nhanh chóng, bất kể ngày hay đêm. Niềm hạnh phúc của nhân viên Zappos khi một phần của nền văn hóa và các giá trị cốt lõi của công ty phù hợp với các giá trị của bản thân họ.   

Thực ra hạnh phúc bao gồm bốn vấn đề: kiểm soát được số phận, kiểm soát được sự tiến bộ của bản thân. Sự kết nối sâu sắc của các mối quan hệ và tầm nhìn hay ý nghĩa của nó lớn hơn bản thân mình. 

Visited 29 times, 1 visit(s) today

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *