Trạng Quỳnh là ai. Giai thoại bất hủ về Trạng Quỳnh.

 Trạng Quỳnh là một bộ truyện tranh thiếu nhi nhiều tập của Việt Nam được thực hiện bởi tác giả Kim Khánh, tập truyện đầu tiên mang tên “Sao sáng xứ Thanh”. Vậy Trạng Quỳnh là ai và được lấy cảm hứng từ đâu?

Trạng Quỳnh là ai.

Cống Quỳnh là ai
Hình vẽ Trạng Quỳnh.

Vốn là câu hỏi băn khoăn của rất nhiều người. Là một người mang tính cách trào phúng dân gian Việt Nam hay nói lên nỗi khổ của dân ở chế độ phong kiến chúa Trịnh. Là một nhân vật giai thoại trong các truyện kể văn học dân gian Việt Nam, một nhân vật hư cấu tưởng tượng của cha ông ta.

Ông nổi tiếng với sự dí dỏm, hài hước tạo nên nhiều giai thoại. Cho nên, trong dân gian mọi người ưu ái đặt tên là Trạng Quỳnh mặc dù ông không đỗ Trạng nguyên.

Nhân vật Trạng Quỳnh được cho mang nhiều điểm giống với một nhân vật lịch sử có tên Nguyễn Quỳnh, một danh sĩ thời Lê Trung Hưng quê Thanh Hóa. Từng đỗ bậc Cống sĩ nên còn có tên gọi khác là Cống Quỳnh. Ông sinh năm 1677 trong một gia đình Nho giáo có truyền thống hiếu học tại làng Bột Thượng, nay là xã Hoằng Lộc. Từ nhỏ ông đã bộc lộ tài trí thông minh hơn người.

Trạng Quỳnh có thật không.

Trạng Quỳnh là ai
Trạng Quỳnh qua màn ảnh rộng.

Nhân vật Trạng Quỳnh được cho mang nhiều điểm giống với một nhân vật lịch sử có tên Nguyễn Quỳnh, một danh sĩ thời Lê Trung Hưng quê Thanh Hóa. Từng đỗ bậc Cống sĩ nên còn có tên gọi khác là Cống Quỳnh. Ông sinh năm 1677 trong một gia đình Nho giáo có truyền thống hiếu học tại làng Bột Thượng, nay là xã Hoằng Lộc. Từ nhỏ ông đã bộc lộ tài trí thông minh hơn người.

Giai thoại bất hủ về Trạng Quỳnh.

_ Sau đây là một số giai thoại điển hình, được biết đến nhiều như các điển tích dân gian với những tràn cười ra nước mắt.

Triều đình chuẩn bị đón sứ Tàu sang nước ta. Chúa nghe nói viên chánh sứ là kẻ yêu sách, ngang ngạch bèn giao cho Quỳnh giữ tiếp đón.

Quỳnh tuân lệnh, đồng thời xin triệu thêm bà Ðoàn Thị Ðiểm giả làm người bán hàng nước cho khách qua đường, còn mình hóa trang thành anh lái đò đưa sứ bộ qua sông.

Đối đáp sứ Tàu.

Sứ Tàu đi ngang quán bà Ðiểm, thấy trong hàng là một cô gái xinh xắn liền hùa nhau kéo vào uống nước, sẵn có buông lời chọc ghẹo, bỡn cợt bà. Một tên líu lo đọc bâng quơ:

Nam bang nhất thốn thổ, bất tri nhân canh tức” -“Một tấc đất nước Nam không biết bao nhiêu người cày”.

Bà Ðiểm miệng đang nhai trầu, nhổ toẹt một bãi tiện mà đối:

Bắc quốc đại trượng phu, giai do thử đồ xuất tức”- “Đại trương phu Bắc quốc đều từ chỗ đó chui ra”.

Câu đối vừa thốn ra cả bọn ngừng uống nước, tròn mắt, há hốc miệng nhìn bà Ðiểm mà lẳng lặng rời đi.

Cái trí của Trạng Quỳnh.

Lúc sứ Tàu qua đò, một tên trong sứ bộ chột bụng, vãi ra một tiếng “bủm”. Hắn bèn đọc một câu chữa thẹn láo xấc xược:

Lôi động Nam bang tức Sấm động nước Nam.

Trạng Quỳnh cầm chèo, liền đứng dậy vạch quần đái vòng xuống sông, đối ngay vế đáp:

Vũ quá Bắc hải tức Mưa qua biển Bắc.

Cả bọn sứ bộ sửng sốt nhìn nhau, không thốt nên lời. Vì câu đối đáp quá chỉnh chu chỉ từ anh lái đò, bèn ngậm miệng chờ đến nơi.

Qua cả 2 câu chuyện trên đều cho ta thấy được cái trí và sự mưu mẹo của cha ông ta

Visited 22 times, 1 visit(s) today

One thought on “Trạng Quỳnh là ai. Giai thoại bất hủ về Trạng Quỳnh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *